Nhà thông minh đang dần trở nên phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Một trong những thiết bị cơ bản và phổ biến nhất trong nhà thông minh đó là Công tắc thông minh. Trên thị trường hiện nay có nhiều nhà cung cấp công tắc thông minh khác nhau với các chuẩn kết nối khác nhau. Trong đó phải kể đến 2 loại công tắc thông minh phổ biến nhất đó là sử dụng chuẩn kết nối WIFI và Zigbee.
Vậy công tắc thông minh nào tốt? Nên chọn công tắc thông minh sử dụng công tắc WIFI và Zigbee?
Đây thực sự là một câu hỏi thường gặp đối với những ai bắt đầu tìm hiểu và lắp đặt nhà thông minh. Việc lựa chọn loại công tắc phù hợp cũng là một sự lựa chọn khá khó khăn của rất nhiều người. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 loại công tắc này và từ đó đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp.
1. Những điểm nổi bật của Công tắc thông minh kêt nối qua WIFI:
- Ưu điểm:
+ Kết nối trực tiếp vào máy chủ của nhà cung cấp, không không cần bộ trung tâm.
+ Kết nối thẳng vào mạng WIFI gia đình, điều khiển qua app, qua loa thông minh của các hãng như Google, Alexa, Javis
+ Giá thành thường thấp hơn công tắc thông ming kết nối Zigbee
+ Thích hợp với nhu cầu trải nghiệm nhà thông minh giá rẻ, số lượng ít, nhà có hệ thống mạng WIFI ổn định (có khả năng chịu tải lớn)
- Nhược điểm:
+ Độ ổn định phụ thuộc vào mạng WIFI, khi mạng WIFI chập chờn thì sẽ khó khăn khi điều khiển qua mạng. (Bộ router nhà mạng cấp cho hộ gia đình mặc định chỉ chịu tải được khoảng 12 user). Nên khi gia đình sử dụng điện thoại, máy tính quá số lượng các thiết bị sẽ bị đẩy ra hoặc người dùng wifi sẽ không ổn định.
+ Cần đầu tư bộ phát WIFI có khả năng chịu tải tốt. Vẫn có những gia đình sử dụng đến 20-30 công tắc WIFI nhưng để chúng hoạt động ổn định 24/24 thì cần hệ thống WIFI rất tốt.
+ Hay gặp trục trặc khi kết nối nhiều công tắc WIFI vào bộ phát WIFI của nhà mạng (khả năng chịu tải yếu) và kể cả bộ WIFI mesh có chung tên mạng (SSID) giữa tần số 2.4Ghz và 5Ghz.
+ Chỉ có thể kết nối vào mạng WIFI tần số 2.4Ghz, không hỗ trợ kết nối băng tần 5Ghz. Do đó phải tách riêng mạng wifi 2.4G cho các công tắc WIFI
+ Khi khách hàng thay đổi thông tin WIFI (Tên, mật khẩu...) phải cài đặt lại các công tắc WIFI
+ Tính năng đồng bộ 2 công tắc hoạt động phụ thuộc vào mạng WIFI (thường phải đồng bộ qua máy chủ từ xa nên có thể gây độ trễ)
+ Tính năng chạy nội mạng không ổn định bằng công tắc kết nối Zigbee
+ Wifi tiêu tốn năng lượng lớn nên các cảm biến dùng PIN (Cảm biến chuyển động, Cảm biến cửa, Cảm biến báo khói, báo nhiệt...) Không thể sử dụng kết nối wifi. Nên hệ thống không đồng bộ. Thông thường các giải pháp nhà thông minh dùng chuẩn wifi nếu muốn sử dụng các cảm biến PIN cần một hệ riêng sử dụng các chuẩn khác như zigbee/zwave... rồi kết nối để lấy tín hiệu.
+ Gặp khó khăn khi mở rộng hệ sinh thái nhà thông minh. Ví dụ các cảm biến thông minh hầu hết chỉ hỗ trợ kết nối Zigbee, không hỗ trợ kết nối WIFI do các thiết bị WIFI tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, tốt độ phản hồi trạng thái chậm hơn ..
2. Những điểm nổi bật của công tắc thông minh kết nối Zigbee
- Ưu điểm của công tắc Zigbee:
+ Cần kết nối qua bộ trung tâm hỗ trợ chuẩn kết nối Zigbee. Hoạt động không phụ thuộc vào mạng WIFI, độ ổn định cao hơn.
+ Khi mất internet các thiết bị vẫn hoạt động nội bộ, bạn vẫn có thể điều khiển qua điện thoại với khoảng cách cho phép.
+ Khách hàng thay đổi thông tin mạng WIFI cũng không ảnh hưởng gì
+ Các tính năng nội mạng hoạt động bình thường kể cả khi mất mạng (ví dụ tự động chạy theo kịch bản, đồng bộ đảo chiều công tắc…)
+ Không cần đầu tư bộ WIFI chi phí cao, có thể hoạt động tốt với các bộ phát WIFI của nhà mạng.
+ Chuẩn kết nối Zigbee tiêu tốn ít năng lượng nên có nhiều thiết bị trong nhà thông minh sẽ tối ưu cho các thiết bị Zigbee hơn như các cảm biến thông minh.
+ Có thể mở rộng hệ sinh thái nhà thông minh một các dễ dàng với các thiết bị thông minh khác.
- Nhược điểm của công tắc Zigbee:
+ Cần đầu tư thêm bộ trung tâm nên giá thành cao hơn 1 chút . Tuy nhiên, nếu nhu cầu cần lắp đặt 1 hệ thống nhà thông minh hoàn chỉnh bao gồm cả các thiết bị như cảm biến thông minh, đèn thông mình thì bắt buộc phải dùng bộ trung tâm dù kể cả không dùng công tắc Zigbee.
+ Giá thành cao hơn công tắc WIFI
“Công tắc thông minh sử dụng sóng Zigbee có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không?“
Câu trả lời là KHÔNG. Năng lượng tín hiệu của sóng Zigbee thấp hơn 20 lần so với năng lượng sóng Wifi, như vậy hàng chục bộ phát tín hiệu của Lumi mới có năng lượng tín hiệu tương đương với 01 modem Wifi. Trên thế giới cũng chưa từng ghi nhận trường hợp nào bị ảnh hưởng sức khỏe bởi tín hiệu sóng Zigbee.
Công tắc thông minh Lumi sử dụng sóng truyền thông Zigbee
Vậy nên chọn công tắc kết nối Zigbee hay WIFI?
- Nếu chỉ cần trải nghiệm các tính năng của nhà thông minh, số lượng thiết bị ít (<10 công tắc), có bộ phát WIFI tốt, chỉ cần điều khiển đèn, bình nóng lạnh, rèm: có thể dùng toàn bộ các thiết bị WIFI.
- Nếu có dự định lắp đặt đầy đủ các thiết bị (bao gồm cả điều khiển TV, điều hòa, cảm biến hoặc nhiều tính năng tự động như có người bật đèn, tự động nhà vệ sinh …): nên sử dụng công tắc có kết nối Zigbee.